Chiều dài cổ tử cung là chiều dài của phần cuối, bên dưới của tử cung. Trong thời kỳ mang thai, chiều dài cổ tử cung ngắn lại quá sớm có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sinh non. Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ khi thai 20 tuần – 36 tuần 6 ngày của thai kỳ. Sinh càng non thì em bé càng có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Trước khi mang thai, cổ tử cung đóng, dài và chắc. Khi mang thai, cổ tử cung sẽ dần mềm ra. Khi đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ, cổ tử cung ngắn dần và cuối cùng sẽ mở ra để chuẩn bị sinh. Nếu cổ tử cung bắt đầu mở trước 37 tuần, bạn có thể sinh non.
Bác sĩ có thể siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non, như xuất hiện các cơn co gò đều đặn hoặc thường xuyên, đau lưng âm ỉ liên tục, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc cảm thấy nặng trì vùng chậu. Bác sĩ có thể khám âm đạo để xác định cổ tử cung đã bắt đầu mở chưa.
- Nếu siêu âm thấy chiều dài cổ tử cung > 29 mm nhưng < 25 mm, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm thường xuyên hơn để theo dõi chiều dài cổ tử cung.
- Nếu chiều dài cổ tử cung < 25 mm (cổ tử cung ngắn) trước 24 tuần của thai kỳ và bạn chỉ mang thai đơn, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định khâu eo cổ tử cung .
- Nếu có tiền sử sinh non trước đó, Bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích tiềm năng của việc tiêm progesterone để giảm nguy cơ sinh non.
Ths.Bs Lê Như Ngọc