Vô tinh (azoospermia) là tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch khi xuất tinh, khiến nam giới không thể thụ thai tự nhiên. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây hiếm muộn ở nam giới, tỷ lệ vô tinh ghi nhận xấp xỉ 1% ở nam giới, và chiếm khoảng 10 – 15% nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Ước tính khoảng 3 tỷ nam giới trong độ tuổi sinh sản hiện nay thì sẽ có khoảng 10 triệu nam giới đối mặt với tình trạng không có tinh trùng.
Tại Việt Nam chưa có nhiều số liệu thống kê về tỷ lệ không có tinh trùng trong cộng đồng. Một vài thống kê trên cộng đồng ở những nam giới hiếm muộn đến khám tại các cơ sở lâm sàng là 19,3%. Một khảo sát của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về nguyên nhân hiếm muộn trên 1.649 nam giới cho thấy có đến 20,8% trường hợp không có tinh trùng.
Với mức độ phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, vô tinh là nguyên nhân quan trọng cần được xem xét khi chẩn đoán và điều trị hiếm muộn ở nam giới. Tình trạng này khiến cho hành trình tìm con của các cặp vợ chồng ngày càng khó khăn.
Vô tinh ở nam giới có điều trị được không?
Với sự phát triển của y học hiện đại, những phác đồ mới cùng nhiều phương pháp tiên tiến đã được đưa vào điều trị hiếm muộn ở nam giới. Có nhiều trường hợp nam giới bị vô tinh đã có cơ hội có con chính chủ từ chính tinh trùng của mình mà không cần dùng đến tinh trùng hiến tặng.
Kỹ thuật vi phẫu thuật Micro-TESE đã mở rộng chân trời mới trong điều trị vô sinh, giúp các cặp vợ chồng bị vô tinh có thể có con của chính mình – điều mà trước đây không thể thực hiện được. Đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các thiết bị vi phẫu hiện đại để có thể truy tìm tinh trùng còn sót lại, mang đến hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn do chồng vô tinh có thể đón con “chính chủ”.
Một số trường hợp nam giới vô sinh không may mắn, không thể tìm thấy tinh trùng nào trong mào tinh hay tinh hoàn. Trong trường hợp này, bắt buộc bệnh nhân phải xem xét tới biện pháp xin tinh trùng từ nguồn khác để thụ thai.
Một số trường hợp ít gặp hơn là vô tinh do suy giảm sinh dục thứ phát (suy giảm gonadotropins). Với liệu trình điều trị nội khoa khoảng 6-12 tháng, bệnh nhân sẽ có tinh trùng trở lại và có thể có con chính chủ.
Các phương pháp điều trị vô tinh ở nam giới
Tuỳ vào nguyên nhân gây vô tinh, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bằng các phương pháp khác nhau, như:
1.Điều trị nội khoa
Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrazole và letrozole.
2.Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
- Ống dẫn tinh bị tắc
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh
Tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, cuộc phẫu thuật có thể kết hợp với việc lấy tinh trùng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
3.Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Các thủ thuật lấy tinh trùng trực tiếp giúp mang thai bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản như IVF – thụ tinh trong ống nghiệm và ICSI- tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Các phương pháp lấy tinh trùng:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
Trong trường hợp nguyên nhân vô tinh xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn di truyền và phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tránh những ca phẫu thuật không cần thiết. Một số trường hợp do di truyền có thể như:
- Thiếu ống dẫn tinh hoặc túi tinh gợi ý đột biến gen xơ nang. Kiểm tra CFTR.
- Tinh hoàn nhỏ và cứng hai bên là gợi ý của hội chứng Klinefelter. Thực hiện một kiểu nhân.
- Kích thước tinh hoàn nhỏ hoặc bình thường và nồng độ FSH tăng cao gợi ý vô tinh không tắc nghẽn là do rối loạn nguyên phát ở tinh hoàn về sinh tinh như ngừng trưởng thành, hội chứng chỉ có tế bào Sertoli, mất đoạn nhiễm sắc thể Y hoặc tương tự. Xem xét xét nghiệm di truyền và sinh thiết tinh hoàn.
Điều trị hỗ trợ
Để việc điều trị không tinh trùng đạt hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên:
- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng
- Tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi sát sao
- Quan tâm đến biểu hiện của cơ thể và thông báo lại với bác sĩ khi cần
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như kẽm, selen, sắt, vitamin C và E.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn: thói quen vận động mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ thể mà còn cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới.
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích: đây là những chất tồn tại nhiều nguy cơ gây hại đến chất lượng tinh trùng.
- Quản lý căng thẳng, stress: Duy trì sự lạc quan, vui vẻ và tinh thần ổn định có tác động tích cực đến quá trình sản xuất cũng như chất lượng tinh trùng.
Như vậy, với các phương pháp điều trị vô tinh hiện đại ngày nay, tùy thuộc vào nguyên nhân và các phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng, nam giới vô tinh vẫn có cơ hội có con bằng chính tinh trùng của mình. Để được đánh giá, chẩn đoán tình trạng vô tinh cũng như tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp, các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể đến phòng khám Hy Vọng – HOPE CLINIC do Ths.Bs Lê Như Ngọc trực tiếp điều hành và thăm khám.
- HOPE CLINIC
- Bs Lê Như Ngọc
- 61 Lê Lai
- Đặt lịch hẹn khám qua Zalo 0927.599.711